Màng chống thấm HDPE là gì?
Màng chống thấm HDPE (hay còn gọi là mang hdpe) với cấu tạo từ các hạt cao phân tử polyethylene với hàm lượng cao. Màng được ưa chuộng trong lĩnh vực chống thấm cho các công trình như: thủy điện, đê đập, ao hồ nuôi tôm cá, kênh dẫn, bãi rác,… bằng những tính chất vượt trội không bị ăn mòn bởi hóa chất, không bị ảnh hưởng bởi các tác động xâm thực, chất lượng cao, độ bền chất lượng,…
Màng chống thấm HDPE đem lại nhiều ứng dụng tuyệt vời cho người sử dụng nhờ vào khả năng chống chịu tốt, chống thấm của nó. Không bị ảnh hưởng bởi tác động cũng như xâm nhập từ môi trường nhờ vào đặc tính trơ hóa học của nó. Với tuổi thọ kéo dài, chất lượng bền lâu, đó là ưu điểm vượt trội mà người dùng nói về màng chống thấm hdpe. Để phát huy tốt ưu điểm đó, ít người không quan tâm đến sự duy trì kỹ thuật thi công cũng là một phần rất quan trọng không thể bỏ qua được.
Trong quá trình thi công, các kỹ thuật hay phương pháp ứng dụng quan trọng cần được quan tâm nhiều, vì nó sẽ quyết định cho chất lượng của sản phẩm cũng như chất lượng của công trình sử dụng màng hdpe. phương pháp chủ chốt không thể không nhắc đến đó là phương pháp hàn màng hdpe. nếu đội ngũ thi công công trình không tuân thủ thực hiện đầy đủ tiêu chuẩn của phương pháp thì sẽ phát sinh nhiều lỗi có thể dẫn đến hậu quả xấu, ảnh hưởng không hay đến sự vận hành của cả công trình.
Phương pháp hàn màng chống thấm HDPE
Đảm bảo hiệu quả sử dụng lẫn chất lượng khi hàn màng hdpe được áp dụng tại các công trình, cần phải tuân thủ đúng quy trình và phương pháp thi công đúng kỹ thuật của hàn màng chống thấm hdpe. Hiện tại có 3 phương pháp thi công hàn màng chống thấm HDPE được áp dụng phổ biến gồm hàn ép nóng, hàn đùn và hàn khò. Cụ thể các phương pháp sẽ được thực hiện như sau:
Phương pháp hàn ép nóng: Khi các tấm màng liền kề với nhau và giữa tấm này với tấm khác sẽ áp dụng phương pháp hàn ép nóng này. Nó không dùng để hàn những góc hay chi tiết nhỏ mà dùng để hàn thiết bị hàn nóng, được trang bị bên tách, được phép kiểm định mối hàn thông qua áp suất của không khí. Song đó, khả năng chuyển động của thiết bị phải có và bộ phận nêm nhiệt phải được trang bị, đồng thời kiểm soát tốc độ hàn để đảm bảo sự điều khiển này đang diễn ra tốt nhất.
Phương pháp hàn đùn: Khi cần thiết để sửa hoặc hàn những chi tiết đặc biệt sẽ cần đến phương pháp hàn đùn. Cụ thể như miệng ống thoát nước, các góc bé,…của công trình, áp dụng phương pháp này rất tiện lợi để hàn 1 tấm màng với 1 tấm màng đã lắp trước đó nhưng koong cần nêm trần như hàn nhiệt. Cần trang bị bộ phận hiển thị nhiệt độ để người thực hiện có thể quan sát và kiểm soát được nhiệt độ tốt.
Phương pháp hàn khò: Trong quá trình thi công, sẽ xảy ra các lỗi cần sửa chửa, vá lại các lỗ thủng, hàn các màng hdpe mỏng, thì phương pháp hàn khò sẽ được người thực hiện tiến hành làm. Máy hàn của phương pháp này nhỏ gọn, rất tiện lợi cho việc sửa chửa trong công trình thi công.
Thi công màng chống thấm HDPE
Quy trình thi công màn chống thấm hdpe được phân chia theo từng công trình khác nhau, tuy nhiên, nhìn chung các phương pháp sẽ được thực hiện như sau:
Chuẩn bị mặt bằng:
Sẽ có những đặc điểm riêng cho mỗi dự án thi công màng chống thấm hdpe. tuy nhiên, cơ bản thì mặt bằng công trình trước khi được thực hiện phải đảm bảo các tiêu chí sau:
- Bụi bẩn, các vật sắc nhọn, hoặc các tạp chất,…những yếu tố có thể ảnh hưởng đến màng chống thấm cần phải được loại bỏ sạch sẽ để tránh màng bị rách.
- Các khu vực đọng nước phải xử lí triệt để, đặc biệt các khu vực thi công, nền phải đầm và thật chắc
- Để tránh gây sạt lở, hay lún, rách các mối hàn cũng như rách màng, làm ảnh hưởng xấu để chất lượng của công trình,… thì nền đất không được quá yếu hoặc quá mềm.
- Bo tròn bán kính bề mặt từ 0.154m trở lên đối với những vị trí thay đổi độ cao phải được chú ý thật kỹ lưỡng.
Lớp bảo vệ màng
Các yếu tố gây cản trở ở khu vực thi công như: sỏi đá, đá dăm, vật sắc nhọn,…hoặc các tác động từ bên ngoài như thời tiết xấu, đá lăn, va chạm với vật nổi,…để tránh các yếu tố đó làm hỏng hay rách màng, cần được kết hợp với biện pháp bảo vệ lớp màng. Từ đó, lớp màng sẽ tránh được các yếu tố tác động đó về sau. Đối với các nền đất chắc và tốt, thì biện pháp bảo vệ lớp màng hầu như không cần thiết. thay vào đó cần đầm chặt đất rồi trải màng hdpe lên trên. Các hình thức lớp bảo vệ được lựa chọn dựa trên cấu trúc của công trình, đặc điểm địa chất và loại tải trọng tác động.
Sử dụng 1 trong 2 lớp màng bảo vệ bên dưới:
- Vải địa kỹ thuật: được áp dụng khi mặt bằng ở khu vực thi công mới, hoặc mặt bằng đã sạch và phẳng
- Vải địa kỹ thuật và cát: Được áp dụng khi mặt bằng ở khu vực thi công bị nứt và có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến màng (vật sắc nhọn, đá dăm,…)
Sử dụng 1 trong 2 lớp màng bảo vệ bên trên:
- Lớp bảo vệ bằng đất phủ phải đảm bảo độ dày theo từng điều kiện cụ thể.
- Lớp bảo vệ bằng bê tông cốt thép chắc chắn phải có 1 lớp vải địa kỹ thuật ở dưới.
- Các lớp bảo vệ khác có thể thay thế là Geocell hoặc Geoweb.
Thi công rãnh neo:
- Độ sâu và chiều rộng của rãnh neo cần được tiến thành thực hiện theo thiết kế trong bản thiết kế.
- Đào rảnh đeo để chôn mép màng là công việc vô cùng quan trọng mà đội thi công không thể bỏ qua, và cần làm trước khi trải màng HDPE.
- điều đặc biệt cần lưu ý, phần vải rảnh neo không được có mối hàn hoặc hình dạng bất thường để các vật liệu trong quá trình thi công không bị phá hủy.
- Đồng thời phải bo tròn mép để không làm rách màng khi màng bị kéo căng
Trải màng HDPE:
Kỹ thuật trãi màng hdpe là quấ trình cần được giám sát kỹ trong quá trình thực hiện. tránh để màng bị rách trong quá trình trải, đặc biệt với các loại mạng có độ dày dưới 0.5mm. lưu ý, cần ngưng ngay việc thi công khi gặp trường hợp thời tiết xấu, hoặc có nhiều phát sinh lỗi trong quá trình thi công, cần được ngừng lại, và kiểm tra, giám sát đến khi giải quyết được vấn đề.
Vài lưu ý cần được quan tâm khi trải màng hdpe:
- Nền đất không được bị ảnh hưởng bởi thiết bị trải màng trong quá trình trải màng.
- Không được mang giày hay đem theo những đồ vật có thể ảnh hưởng đến việc trải màng, đặc biệt không được hút thuốc khi trãi, tránh tình trạng tàn thuốc rơi lên màng gây hư tổn tài sản của công trình.
- Để tránh gây hư hại cho vật liệu, cần dùng các thiết bị thi công với áp lực thấp, làm bằng lốp cao su, tải trọng đồ vật thấp. đặc biệt, không được đi mạnh hay chạy trên bề mặt trải để tránh ảnh hưởng đến chất lượng của vật liệu cũng như cả công trình.
- Chú ý đến khả năng thoát nước của công trình, hướng gió cũng như mặt bằng thi công, lối ra vào và kế hoạch thi công. Khi thực hiện trải màng, hành động trải được thực hiện liên tục, các màng chống thấm cần được hàng với nhau ngay sau khi trải, và cần đánh dấu cẩn thận các tấm đã trải. Không thực hiện khi thời tiết xấu đang diễn ra.
- Đổ đất lên rãnh neo với K ≥ 0.95 và tuân theo những thiết kế và quy cách của bản vẽ để tránh làm hỏng màng. Việc đổ đất này cần tiến hành ngay sau khi trải màng để tránh phải bắc cầu qua rãnh neo.
Sau khi trãi, đơn vị kiểm tra và giám sát cần đi giám sát ngay, hàn màng xuống để nhanh chóng tìm ra lỗi và sữa chữa kịp thời.
Thi công hàn màng chống thấm HDPE:
Sau khi đã trải màng chống thấm, đội thi công sẽ tiến hành dùng phương pháp hàn nhiệt để liên kết các tấm màng chống thấm lại với nhau. Trước khi thực hiện, cần phải kiểm tra nhiệt độ của thiệt bị hàn, đảm bảo nhiệt độ phù hợp và đúng với yêu cầu đã đề ra. ngoài phươn pháp hàn nhiệt, hàn màng chống thấm hdpe còn có thể thực hiện theo phương pháp hàn đùn hoặc hàn khò tùy thuộc vào tính chất của mỗi công trình.
Vài điều cần chú ý trước khi thực hiện hàn màng:
- Các mối hàn cần thực hiện song song với mái dốc lớn nhất, tức là làm chiều dọc thay vì chiều ngang của mái dốc.
- Hạn chế có mối hàn tại vị trí khó thực hiện
- Mối hàn ngang không nên kéo quá 1.5m
- Những mái có độ dốc nhỏ hơn 10% thì không áp dụng quy tắc này.
- Các mối hàn chữ thập có thể được làm tại cuối tấm màng chống thấm và tiến hành cắt theo góc 45 độ.
Kiểm tra, rà soát lại
Bước cuối cùng là quá trình kiểm tra và rà soát lại quá trình thi công. Giám sát mặt bằng, tình trạng hiện tại của vật liệu, các mối hàn,…nhằm đảm bảo đã đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật. nếu trong quá trình làm, xảy ra các trường hợp chưa đạt theo bản thiết kế, cần được khắc phục ngay để đảm bảo tiến độ thực hiện cũng như chất lượng của công trình.
Trên thị trường hiện nay, phương pháp thi công màn chống thấm hdpe (còn được gọi là bạt chống thấm hdpe) cho các công trình được áp dụng rất phổ biến. vì đem lại rất nhiều lợi ích, hỗ trợ cho quá trình thực hiện các công trình. Tiêu biển là sử dụng phương pháp này để lót ao nuôi tôm cá, được các nơi nuôi trồng thủy hải sản áp dụng rất nhiều, đem lại hiệu quả và năng suất cao trong quá trình nuôi.
Sử dụng bạt HDPE lót ao nuôi trồng thủy hải sản
Với tính chất hầu như không thấm nước,đặc tính trơ, cùng với độ bền rất cao, kháng tia UV, kháng hóa học. Việc sử dụng bạt chống thấm HDPE lót ao nuôi cá sẽ giúp cách ly hoàn toàn nước trong hồ với nước bên ngoài, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, vi sinh vật có chất gây hại đến vật nuôi trong hồ, đảm bảo chất lượng nước duy trì có độ pH, độ mặn, oxy,…
Thời gian sử dụng lên đến vài chục năm với độ bền cao của màng. mang lại rất nhiều lợi ích về mặt kinh tế cho người dân nuôi trồng. là một biện pháp rất hiệu quả, tạo nên môi trường nuôi trồng thích hợp, tiết kiệm được chi phí, đem lại khả năng vận hành cao, tăng năng suất nuôi trồng, cũng như chất lượng thủy hải sản được tăng cao.
Ưu điểm khi áp dụng phương pháp lót màng chống thấm HDPE vào công cuộc nuôi trồng thủy hải sản ở ao hồ:
- Kiểm soát chất lượng nước ở trong ao hồ được tốt hơn
- Chống thấm nước tuyệt vời, giữ nước, không làm hao hụt nước, giảm bùn đáy ao
- Chống sói mòn và sạt lở bờ ao, không sợ bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu.
- Tôm cá phát triển mạnh mẽ, giảm nguy cơ mắc các bệnh dịch, hạn chế phát sinh của vi khuẩn, rong biển, tảo,… đồng thời tăng năng suất nuôi trồng cho người dân
- Quá trình thi công lót hồ ao diễn ra rất nhanh, đồng thời độ bền cực cao lên đến hàng chục năm, giúp tiết kiệm kinh tế, thời gian, và sức lực.
- Giảm trình trạng thất thoát cá tôm ra ngoài, và dễ thu hoạch
- Dễ dàng vệ sinh ao, giảm thời gian thanh trùng ao, tăng thêm vụ nuôi
Công dụng chính:
Lót ao hồ, lót hồ chứa nước ngọt, lót ruộng muối, lót hồ trữ nước tưới cho dự án nông nghiệp. Với công dụng chống thấm nước, giảm tải tình trạng sạt lở ao hồ. ngăn ngừa nước thải ngầm từ các nhà máy công nghiệp gây ảnh hưởng sinh vật dưới nước cũng như nước sinh hoạt của người dân.
Còn được dùng trong các bãi chôn lấp chất thải rắn, chất thải nguy hại, các công trình xử lý rác.
Xử lý chất thải động vật ngăn nhiễm bẩn nguồn nước, nguồn đất được ứng dụng trong công trình làm hầm Biogas
Sử dụng trong các nhà máy điện, các bể chứa xăng dầu, bể chứa nước.
Xem thêm video:
- Quay lại đầu trang:
- https://dichvutonghop.vn/thi-cong-mang-chong-tham-hdpe
- Quay về trang chủ:
- https://dichvutonghop.vn/
Xem thêm sản phẩm dịch vụ của chúng tôi tại:
Bình luận (1)
Thợ thi công kỹ thuật cao, nhiệt tình
Leave a comment